Góc KINH THÁNH: Maria Bối Rối/Mary's Trouble - Luke 1:29

 



Bước vào nhà, thiên thần Gabriel chào Maria: “Kính chào Đấng đầy ơn phước! Thiên Chúa ở cùng bà” (Luca 1:28).

Nhận được lời chào của sứ thần, Maria cảm thấy bối rối và suy nghĩ lung về ý nghĩa của lời chào này (v.29). Nếu không có kiến thức về bối cảnh xã hội lịch sử và văn hóa của dân Do Thái vào thế kỷ thứ nhất, độc giả có thể thắc mắc đâu là nguyên nhân thực sự đã khiến Maria bối rối trước lời chào hỏi.

“Thiên Chúa ở cùng bạn” là lời mà Thiên Chúa “theo truyền thống” đã nói với những nhân vật khai quốc công thần của người Do Thái, thí dụ, Môsê và Giôsua, trước khi giao cho họ những sứ vụ cực kỳ quan trọng. Trong sa mạc, sau khi giao cho ông trọng trách giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ, Thiên Chúa đã trấn an Môsê bằng một tuyên ngôn: “Ta sẽ ở với ngươi” (Xh 3:12). Tương tự như vậy, trước khi giao trọng trách cho Giôsuê làm thủ lĩnh dẫn dắt dân du mục Do Thái vào đất hứa, Thiên Chúa cũng đã phán với Giôsuê một tuyên ngôn tương tự, “Ta sẽ ở cùng ngươi” (Giô-suê 1:5).

Trong bối cảnh lịch sử văn hóa Do Thái, lời chào của Gabriel, “Thiên Chúa ở cùng bà,” đã nhắc nhở Maria về ngôn sứ Môsê và Giôsue, hai người được Thiên Chúa ủy thác những sứ mệnh thiết yếu đã thay đổi dòng lịch sử của dân tộc Do Thái. Maria bởi thế bối rối và suy nghĩ nhiều về ý nghĩa của “lời chào lạ lùng" từ sứ thần Gabriel. Và đúng như vậy, những gì Maria tiên đoán cuối cùng đã trở thành sự thật. Maria của thôn làng Nazareth được Thiên Chúa ủy thác làm Mẹ của Con Thiên Chúa. Một sứ mạng mà một thiếu nữ nông dân ở một ngôi làng hẻo lánh sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng được rằng Thiên Chúa sẽ ủy thác cho cô.


Bản án tử

Là phụ nữ Do Thái, Maria hoàn toàn nhận thức được bộ luật liên quan đến ngoại tình (Đệ Nhị Luật 22:22, Êdêkien 16:40). Một phụ nữ, theo luật Do Thái, nếu bị phát hiện có con mà không có chồng thì bị coi là ngoại tình. Hình phạt dành cho hành vi này là ném đá đến chết. Trong bối cảnh Tin Mừng Thơ Ấu của Luca, cuộc viếng thăm của sứ thần Gabriel với Đức Maria diễn ra chỉ giữa hai người. Thánh sử Luca không đưa ra bất kỳ thông tin nào cho biết cha mẹ của Maria, hôn thê của Maria và dân làng Nazareth sau đó sẽ nhận được thông tin về lý do tại sao Maria có thai trước ngày cưới.

Thánh sử Matthêu tình cờ giải câu đố này cho độc giả bằng cách cung cấp một mẩu thông tin từ Tin Mừng Thơ Ấu của ông, để chỉ ra rằng Giuse thật sự không biết chi về lời truyền tin. Không lạ chi Giuse đã bối rối khi nhìn thấy Maria với thai nhi trong bụng (Matt 1:18-25). Vì vậy, Giuse dự định âm thầm ly hôn Maria, để cứu vãn danh dự của người bạn đường.

Hơn thế nữa, câu chuyện truyền tin diễn ra trong một nền văn hóa coi trọng danh dự, nền văn hóa mà mọi người nghiêm túc quan tâm đến danh tiếng cá nhân và thôn làng. Là một phụ nữ Do Thái, Maria ý thức rõ rằng lời thưa “Xin vâng” với thiên thần Gabriel sẽ mang lại sự xấu hổ cho gia đình bà, sự bối rối cho Giuse. Trên tất cả, câu trả lời “Xin Vâng” sẽ khiến cô phải trả giá bằng chính mạng sống mình.


Người hầu Palestine

Người đầy tớ ở Palestine trong thế kỷ thứ nhất hoàn toàn không có tiếng nói. Anh ta hoặc cô ấy bị đối xử như công dân hạng hai trong xã hội. Hơn nữa, người hầu được coi là một món hàng. Vì vậy, họ sẽ được trao đổi giữa những vị chủ nhân. Mạng sống của một người đầy tớ cũng do ông chủ sử dụng cho lợi ích và lợi nhuận của ông ta. Theo nghĩa này, Mẹ Maria đã thật là khiêm tốn khi nhìn nhận thân phận của mình với sứ thần Gabriel: “Này tôi là tôi tớ Chúa.”

Và bởi lời “Xin Vâng” giữa những phong ba bão táp có thể xảy đến bất cứ vào giây phút nào đó, Ngôi Lời nhập thể vào cung lòng Mẹ Maria. Và Mẹ trở thành người môn đệ đầu tiên nhận được Tin Mừng.


Lời Nguyện

Lạy Mẹ! Xin Mẹ giúp con xin vâng và khiêm nhường như Mẹ! 

 

BIBLICAL Corner: Mary's Trouble and Pondering 

Having entered her house, the angel Gabriel greeted Mary, “Greetings, favoured one! The Lord is with you” (1:28).

At the angel’s words, Mary felt uneasy and pondered what implications of this greetings might be. Without having the knowledge of the Jewish culture, the reader might wonder what is the real cause that had caused Mary to be perplexed at the greetings.

“The Lord is with you” were the words that the Lord God “traditionally” spoke to the great figures/heroes of the Hebrews, for example, Moses, Joshua, before commissioning them for crucial missions. In the desert, after assigning him to the great task of delivering the Hebrews of the bondage of slavery, the Lord God assured Moses by telling him, “I will be with you” (Exod 3:12). Likewise, before appointing Joshua to be the leader who would lead the former slaves into the promised land, the Lord God told Joshua a similar formula, “I will be with you” (Joshua 1:5).

Subsequently, Gabriel’s greetings, “The Lord be with you,” unconsciously reminded Mary of these two ancestors who were commissioned by the Lord God for essential missions that had changed the course of her people’s history. Mary was perplexed and pondered the meanings of “the commissioning greetings” from the messenger.

As the narrative was unfolding, what Mary had anticipated eventually became true. She was commissioned by God to be the mother of the Son of God. Furthermore, Mary’s reaction to the angel’s greetings made sense, for a peasant young lady in a remote village would never imagine that the Lord God would commission her for such a great mission, which was certainly too much for her to bear and carry out.


Death Penalty

Thirdly, being a Jewish lady, Mary was fully aware of the Jewish law concerning adultery (Deut. 22:22, Ezekiel 16:40). A lady who is found to be with a child without her husband is considered to commit adultery. The penalty for this act is stoning to death. In the context of Lucan infancy narrative, the visit of the angel Gabriel to Mary took place privately between the messenger and her. Luke did not give out any information to indicate whether or not Mary’s parents, Mary’s fiancée, and the villagers of Nazareth were later informed of the reason why Mary was pregnant before her marriage.

Matthew incidentally solves this puzzle for the reader by providing a piece of information from his infancy narrative to indicate that Joseph lacked the knowledge of the annunciation, that actually Joseph was confused when seeing Mary with a child (Matt 1:18-25). Hence, he intended to quietly divorce Mary to save her from public shame. In addition, the annunciation took place in a shame and honor culture, the culture that people seriously care for their own reputation. Being a Jewish woman, Mary was well aware that her “Yes” to the angel Gabriel would bring shame to her family, confusion to Joseph. Above all, that “Yes” would surely cost her life.


A Servant in Palestine

A servant in Palestine during the first century absolutely had no voice. He/she was treated as second-class citizen in society. Furthermore, servants were considered as goods. Therefore, they would be traded among the masters. In a very dramatic sense, a servant’s life was also at the disposal of the master for his benefits. In this sense, Mary humbly acknowledged her truth status to the angel Gabriel, “I am a servant of the Lord.”

And due to her's response, "Let it be done to me," the Word incarnated in Mary's womb. Mary thus becomes the first disciple who receives the Good News in salvation history!


Prayer

Mama Mary! Teach me to be humble and willing to surrender my will to God's like you!

Comments

Popular Posts