Lời Kinh Thật Thà - Authentic Prayers



Lần đó, buổi sáng, gặp tôi đang đọc sách trong văn phòng, em bật miệng nói (than?),
— Cha ơi! Con hay chia trí trong thánh lễ! Con lại còn hay ngủ gật trong giờ Chầu Thánh Thể nữa...

Em gãi tóc, thở dài, mặt nhìn buồn thiu,
— Con cũng không biết cầu nguyện như thế nào nào mới là đúng cách cầu nguyện!

Em tiếp tục chia sẻ dòng tư tưởng, nhưng lần này với một mệnh đề liên quan tới tôi,
— Cha là linh mục…

Tự nhiên em dừng lại một phút, đôi mắt mở to nhìn tôi, không nói gì thêm!

Ơi em, người tu sĩ! Tôi yêu biết bao giây phút em yên lặng. Tại sao bỗng dưng em ngưng, không nói tiếp? Tại sao vậy? Chắc chắn phải có một lý do nào đó đã khiến em đang từ “động” bỗng trở nên “tĩnh!”

Tôi nhìn em, chờ đợi. Em nhìn tôi, ngần ngừ! Cuối cùng em nói, rõ ràng chữ nghĩa đã được cẩn thận chọn lựa,
— …Là linh mục, cha phải biết cách cầu nguyện.

Tôi tự nhiên hóa ra tượng muối như vợ ông Lot trong Kinh Thánh! Tôi khựng ngang, yên lặng, yên lặng đến nỗi nghe được tiếng thở nặng nề của chính mình và những chuyển động của bắp thịt trên hai bờ vai tự nhiên đông lạnh cứng ngắc. Tôi thật tình đứng hình tựa như phạm nhân đứng trước vành móng ngựa trong tòa án, nơi đó Đức Giêsu ngồi ghế chánh án, và Ngài đang hỏi tôi cùng một câu hỏi, “Là linh mục, cha có biết cách cầu nguyện hay không?”

Tôi nhìn bóng mình, tạo ra bởi nắng trời buổi sáng len vào văn phòng qua khung cửa sổ. Tôi thấy nguyên vẹn bóng mình đang rớt đổ dài trên hành trình đức tin.

Kinh Mân Côi
Tuổi thơ và tuổi lên mười, Bố Mẹ dạy tôi lần hạt Kinh Mân Côi. Đến ngày hôm nay tôi vẫn đọc những lời kinh quen thuộc khi đêm đen ghé về thăm hỏi phố đêm, lúc sáng sớm khi nắng trời chạm nhẹ khung cửa, và đặc biệt, tôi nhớ lại, khi thuyền gỗ đang lênh đênh trên sóng đời tỵ nạn. Những giây phút căng thẳng đối diện ngõ cụt, tôi thấy mình sốt sắng đọc kinh Mân Côi, Năm Sự Vui, Năm Sự Thương, Năm Sự Mừng, và mới đây, Năm Sự Sáng.

Đến ngày hôm nay, tôi vẫn thích đọc kinh Mân Côi, bởi đã thành một phần đời sống, một thói quen tốt đẹp thấm sâu vào trong máu. Vào những lúc sáng sớm hay khi tối trời, tôi thấy tay tôi lần những hột gỗ, tâm hồn hướng về mầu nhiệm Mân Côi. Tôi suy niệm về tình trời cao vời vợi dành riêng cho đất thấp. Tôi suy tư thật nhiều về hành trình đức tin của riêng mình.

Năm Nhà Tập, tối tối tôi thấy tôi cầu nguyện với Chúa qua tràng chuỗi Mân Côi. Thời đó, tôi yêu Năm Sự Mừng, Ngắm Thứ 3, “Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu Nơi Hang Đá. Ta hãy xin cho được lòng khó khăn.”


Năm Sự Mừng - Ngắm Thứ 3, Ảnh NTT

Khó khăn! Tôi nghĩ chẳng ai thích sống khó khăn. Trần gian ai cũng thích ăn trắng mặc trơn! Nói cho chính xác, có ai mà không mê cơm ngon, áo đẹp, nhất là ông hoàng bà chúa. Thế nhưng Hoàng Tử Giêsu lại chọn lựa sinh ra ra trong hoàn cảnh đơn sơ. Con Trời cuối cùng chết đi, chôn (ké) trong ngôi mộ của thiên hạ. Ba năm rao giảng Tin Mừng, Ngài luôn luôn chọn đứng với người nghèo rớt mồng tơi; nghèo, vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng! Ơi! Tôi yêu biết bao Hoàng Tử Giêsu, mẫu người tuyệt vời cho riêng tôi, tu sĩ truyền giáo, noi gương và học hỏi.

Tiếp nối dòng tư tưởng về hai chữ khó nghèo, tôi lan man liên tưởng tới Thánh Phanxicô Assisi, con nhà đại gia, hiệp sĩ trẻ tuổi, có danh có tài, có người yêu xinh đẹp. Nhưng bởi yêu Đức Giêsu, chàng thanh niên bỏ hết tất cả. Thế là người trẻ tuổi giàu có nhất phố Assisi biến thành người ăn mày nổi tiếng nhất trên thế giới.

Năm Nhà Tập 1999, tôi đêm đêm miên man suy niệm Năm Sự Vui, Ngắm Thứ Ba. Tôi suy nghĩ thật nhiều về đời sống tương lai. Nếu tiếp tục bước tới với ơn gọi Ngôi Lời, tôi cũng sẽ trở thành một người ăn mày (tôi hay gọi tôi: tu sĩ bình bát), không nhà cửa; nơi nào được gửi tới, nơi đó được gọi là nhà. Với lời khấn Khó Nghèo, tôi trở thành tu sĩ vô sản. Tôi thắc mắc tự hỏi nếu mình có khả năng sống trọn một đời lời khấn Khó Nghèo! Lời khấn Khó Nghèo dẫn tới lời khấn Khiết Tịnh. Ơi! Cứ thế! Cả một năm Nhà Tập, lời kinh tôi suy niệm theo từng bước chân Tập Sinh vẫn là lời kinh Mân Côi, Năm Sự Vui, “Thứ Ba thì ngắm Đức Bà sinh Đức Chúa Giêsu nơi hang đá…”

Từ lúc dọn nhà sang đất Philippines, tôi đổi vị; tự nhiên tôi đam mê lời kinh Mân Côi, Năm Sự Sáng. Tôi thấy mình hằng đêm suy niệm Năm Sự Sáng,

“Thứ Hai thì ngắm, Đức Giêsu biến nước thành rượu tại tiệc cưới Cana.”

Rượu có chất men, làm người ta say nồng nàn. Rượu thấm vào trong máu khiến khuôn mặt trần gian trở nên đỏ hồng đào. Rượu tu sĩ tôi uống khiến tôi yêu đời truyền giáo biết bao. Rượu tu sĩ khiến tôi yêu người anh chị em, những người tôi được gửi tới để phục vụ. Rượu tu sĩ khiến tôi mê những lời kinh Mân Côi khi đêm về, lúc trời bình minh mờ mờ xuất hiện nơi đường chân trời. Đêm đêm tôi thấy mình vẫn đi hành hương trên những lối nhỏ của khuôn viên tu viện hoặc trong căn phòng nho nhỏ của mình với kinh Mân Côi. Tay cầm tràng hạt, miệng đọc kinh Mân Côi, tôi suy niệm thật nhiều về rượu tu sĩ. Tôi biết có những lúc rượu tu sĩ bốc hơi biến cạn! Khi đó tôi thờ ơ với đời sống tận hiến, lạnh nhạt với tha nhân, và biếng lười với lời kinh Mân Côi. Khi rượu tu sĩ bốc hơi, tan loãng vào trong thinh không, tôi cầu nguyện với Nữ Vương Song Lộc Triều Nguyên, nhờ Mẹ chuyển lời tới Con Mẹ can thiệp, để rượu tu sĩ của tôi lại được đổ đầy tràn trong riêng một cõi hồn.

Ơi! Tôi biết tôi yêu Lời Kinh Mân Côi biết bao!


Lời Tâm Kinh
Lần đó, cũng năm Nhà Tập, tôi học thêm về những lời kinh, tôi gọi: Lời Tâm Kinh, bởi đó là những lời kinh do riêng một cõi hồn biên soạn. Tôi thường xuyên tâm sự với Chúa về những niềm vui và nỗi buồn, thành công và thất bại, tha thứ và giận hờn. Trong khi đang cầu nguyện, khi những dòng tư tưởng và chữ nghĩa nẩy mầm và bật dậy trong đầu, qua Lời Tâm Kinh, tôi dâng hết tất cả tư tưởng và chữ nghĩa lên thiên đàng. Như một đứa trẻ mồ côi, tôi thấy tôi chạy đến với Chúa, chia sẻ với Ngài tất cả tâm tư của riêng một cõi. Những Lời Tâm Kinh tôi dâng lên thiên nhan vào những đêm khuya tôi đặt chân về lại căn phòng riêng sau một ngày sinh hoạt mệt nhoài với cư dân sa mạc, những lúc tôi lo lắng cho một tương lai bấp bênh chưa rõ dung nhan diện mạo, những lúc tôi rối trí không biết phải giải quyết ra sao những vấn đề nan giải trong xứ đạo nhỏ bé! Vào những giây phút đó, tôi thấy mình cầu nguyện thiết tha với Lời Tâm Kinh.

Lần đó, tôi bay từ Sydney, Úc Châu tới phố nhỏ Steyl, Hòa Lan, nơi đó Dòng Ngôi Lời đã chào đời vào một ngày tháng 9 năm 1875. Hơn một tháng công tác tại phố, tôi hay ghé vào nguyện đường St. Michael của nhà Dòng Ngôi Lời nơi có cỗ áo quan của Thánh Tổ phụ Arnold Janssen. Khi đêm đen buông màn, tôi ngồi bên cạnh Thánh Tổ phụ, xin ngài chuyển lời cầu nguyện cho tôi sống thiết tha hơn với đời sống truyền giáo; tôi cũng xin ngài đồng hành, nâng đỡ những lúc tôi đối diện với những khó khăn trên con đường hành hương. Ngồi trên băng ghế, mắt nhắm lại, tôi mê man với những Lời Tâm Kinh dâng lên Thánh Tổ phụ.

Mộ Thánh Tổ Phụ Ngôi Lời, Ảnh NTT

Ngoài Dòng Ngôi Lời, Thánh Tổ phụ Arnold còn lập ra hai Dòng nữ, Dòng Nữ Chúa Thánh Linh và Dòng Nữ Chiêm Niệm. Nữ Tu Dòng Chiêm Niệm sống một đời trong nhà kín, ngày ngày cầu nguyện trước Chúa Thánh Thể cho tất cả những thành viên của Dòng Ngôi Lời và Dòng Nữ Chúa Thánh Linh trên toàn thế giới. Nhà Dòng Nữ Chiêm Niệm ở phố Steyl nằm cách Nhà Dòng Ngôi Lời khoảng một cây số. Sáng sáng, tôi thích ghé vào Dòng Nữ Chiêm Niệm, ngồi yên lặng trong nhà nguyện, dâng Lời Tâm Kinh chung với nữ tu chiêm niệm trong tu phục áo hồng đang quỳ cầu nguyện trước Chúa Thánh Thể. Hòa với nữ tu chiêm niệm, tôi dâng những Lời Tâm Kinh cầu nguyện cho nữ tu đang cầu nguyện cho tôi, một thành viên của đại gia đình Arnoldus. Một lần nữa, tôi nhắm mắt lại, hít sâu vào hơi thở trong lành của phố nhỏ Steyl. Tôi cảm thấy hạnh phúc bởi biết có nữ tu dòng kín ngày ngày cầu nguyện cho riêng mình. Tôi nhớ lại có một thời trong sa mạc, tôi đã đối diện với không ít thử thách, nhiều đến nỗi tôi đã buông rơi không biết bao nhiêu hạt nước mắt trên con đường hành hương. Tôi biết đã có lúc tôi đã nghĩ, hay thôi, tôi bỏ cuộc! Nhưng rồi tôi cũng vượt qua những chặng đường chông gai! Khi ngồi trong nguyện đường Dòng Chiêm Niệm, tôi đã hiểu tại sao hồi đó tôi vẫn có khả năng bước tới, những bước chân hăm hở và rộn ràng. Người nữ tu đang quỳ cầu nguyện trước mặt tôi là một phần của câu trả lời. Ơi phúc lộc thiên đàng!

Sơ Áo Hồng Tu Viện Styel, Ảnh NTT

“Sơ ơi, em đang cầu nguyện cho Sơ, cũng như em biết Sơ đang cầu nguyện cho em. Cám ơn Sơ, bởi những lời kinh của Sơ, em vừa đủ ơn trời để thênh thang bước tới.”

Cứ thế, những Lời Tâm Kinh tôi dâng lên thiên đàng cầu nguyện cách riêng cho tu sĩ dòng Kín áo hồng đang quỳ cầu nguyện sốt sắng trước Chúa Thánh Thể!

Lần đó, tôi đi với em xuống Tắc Sậy. Chúng tôi rời Sài Gòn 9 giờ tối bằng xe giường nằm Phương Trang. Em nhường cho tôi nằm trên giường sát ngay cửa, em nói, để cha ngắm cảnh phố phường dọc theo con đường hành hương dài thăm thẳm; riêng em, em nằm ở giường cuối xe. Sáng, 4 giờ, xe tới nhà thờ Tắc Sậy. Xe đò dừng lại, em và tôi xuống xe, bước vô quán café rửa mặt. Trời Tắc Sậy đâu đây vang tiếng gà gáy. Trong khi đợi tới giờ nhà thờ mở cửa, tôi và em ngồi uống café Việt Nam, hương thơm ngạt ngào và vị café ngon đã đánh thức tôi tỉnh giấc khỏi cơn mê ngủ.

Cha Trương Bửu Diệp, tôi đã thấy hình của ngài trong nhà nhiều người Việt hải ngoại. Thoạt tiên tôi tưởng là hình của liệt sĩ Yên Bái Nguyễn Thái Học, người có cùng hàm râu, cũng mái tóc cắt ngắn đi với khuôn mặt vuông vắn chữ điền. Cha Diệp, một người sống đời tận hiến. Ngài đã nằm xuống, chết đi cho đàn chiên do ngài chăm sóc. Giờ này thi hài của Cha yên nghỉ tại khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy.

Sáng, 5 giờ, cửa nhà thờ mở. Đặt chân lên khuôn viên nhà thờ, tôi bước tới ngôi mộ Cha Diệp. Ngồi dựa cột, tôi dâng lời cám ơn Chúa đã mang tôi vượt xa xôi ngàn dậm về tới khuôn viên Tắc Sậy bình an. Tôi chưa bao giờ có dịp hít thở bầu không khí trong lành của một buổi sáng tinh mơ miền cực nam: Cà Mau. Thế mà giờ này tôi đang ngồi trên đất Tắc Sậy. Tôi nhớ vào một ngày giữa tháng 10 năm 1982, tôi từ giã Sài Gòn, đi thật xa xuống vùng cực nam: Kiên Giang. Tôi cám ơn Chúa đã ôm vào lòng, đồng hành với và cuối cùng mang thuyền gỗ tới phố Marang, Mã Lai sau bốn ngày lênh đênh trên biển. Từ giây phút con thuyền dừng lại tại bến cảng Mã Lai, tôi khoác lên người hình hài mới, tôi biến đổi hóa ra con người mới tinh khôi, tôi sau cùng trở thành tu sĩ Ngôi Lời. Ngày hôm đó, tại nguyện đường Techny, tôi khoác vào người áo Linh Mục. Từ những ngày bước lên cung thánh, tôi cũng đã nếm không thiếu những giây phút ngọt bùi lẫn chua cay! Nhưng cuối cùng, tôi vẫn bước tới, những bước hăm hở chen kẽ những bước hững hờ.

Cứ thế, những Lời Tâm Kinh của tôi tiếp tục bay cao lên thiên đàng trước ngôi mộ Cha Diệp. Tôi cầu nguyện với ngài xin Chúa cho tôi bước đi những bước vững vàng với đời sống tận hiến. 


Lời Tâm Kinh, Ảnh NTT

Tôi nghe thấy tiếng chân người bước trên sàn nhà. Mở mắt ra, tôi thấy em đang bước tới, rồi dừng lại, ngồi sát bên tôi. Tôi hỏi em,
— Con muốn xin Cha Diệp điều gì?

Tôi đốt một cây nhang đỏ hương thơm ngào ngạt, đưa em, rồi nói,
— Nếu con muốn, con nhắm mắt lại, con nói với Cha Diệp tất cả những điều con muốn ngài cầu nguyện cho con.

Trong khi em trang nghiêm với Lời Tâm Kinh của riêng em, tôi cũng nhắm mắt lại, hòa cùng với em trong Lời Tâm Kinh của riêng tôi. Trong làn khói lung linh của cây nhang em đang cầm trên tay, tôi cầu nguyện cửa thiên đàng mở ra, Lời Tâm Kinh của em và của tôi bay tới thiên nhan qua lời chuyển cầu của Cha Trương Bửu Diệp.

Tiếng gà gáy vẫn vang vang một góc nhà thờ Tắc Sậy. Những tia nắng hừng đông đầu tiên của một buổi sáng miền Nam êm đềm buông tỏa chạm nóc chuông cao vút nhà thờ. Tôi và em vẫn đang đắm chìm trong làn khói trắng của những Lời Tâm Kinh…


Lời Thiền Kinh
Lần đó em hỏi,
— Có bao giờ cha trống rỗng, không biết phải cầu nguyện như thế nào nữa không?

Tôi cười, gật đầu, nói ngay,
— Có chứ, những giây phút đó, cha cũng không thiếu đâu!

Những giây phút hồn không gợi lên nổi một lời kinh, ngay cả Lời Tâm Kinh và Kinh Mân Côi, em có biết tôi làm gì không? Tôi để đầu mình trống rỗng; nhưng tôi vẫn ngồi đó, ý thức là tôi không biết nói gì nữa, nhưng tôi vẫn đang hiện diện trong ánh mắt và vòng tay Thiên Chúa.

Trường Đại Học Divine Word Institute of Mission Studies (DWIMS), nơi tôi đang cư ngụ cho một giấc mơ, kề sát ngay bên Đại Học Thần Học Ngôi Lời Tagaytay. Tối thứ Hai nào cũng vậy, cùng với tu sĩ Ngôi Lời và Thầy Đại Chủng Viện tôi bước vào nguyện đường Thánh Linh của đại học tham dự giờ Chầu Thánh Thể. Đã có những lần tôi đầu óc rỗng tuênh trong giờ chầu. Nhưng tôi vẫn không hốt hoảng, vẫn chấp nhận và biết rõ tâm hồn mình đang trống rỗng. Tôi vẫn ngồi trên ghế gỗ, mắt nhắm lại. Tôi thả lỏng cơ thể, cổ và lưng. Hai tay để lên đùi, tôi chú ý tới khí trời thơm tho đang tràn ngập hai buồng phổi. Tôi hít vào thật dài bầu không khí thánh thiện trong nguyện đường. Tôi thở ra những phiền muộn đã từ lâu rồi vẫn còn chất chứa trong hồn. Một lần nữa tôi hít vào thật sâu, để ý tới hơi thở đang xoa nhè nhẹ những tế bào mầu hồng hồng của hai buồng phổi. Tôi thở ra tất cả những hờn giận đóng cục đông đá. Tôi nghĩ tới giây phút hơi thở của trời sẽ không còn thuộc về mình. Tôi nghĩ tới giây phút tôi nứt vỏ nẩy mầm trong cung lòng mẹ. Khi đó, Chúa thổi vào hai lỗ mũi của tôi hơi thở của Ngài, và tôi mầm sống vươn vai, lớn lên từng phân. Thịt da mẹ hóa ra thịt da tôi. 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, tôi thở với mẹ, buồn vui theo nỗi buồn vui của mẹ; mẹ đại diện Thiên Chúa ấp ủ tôi trong bụng. Mẹ tôi, giờ này đã hơn 95 tuổi. Mẹ tôi, giờ này, sáng, trưa, chiều, tối, vẫn ngồi trước bàn thờ đọc những lời kinh cho con, cho cháu và cho chắt!


Mẹ, Mẹ Tôi, Ảnh NTT

Bởi những lời kinh của Mẹ tôi, tôi vẫn rộn ràng bước tới những bước chân truyền giáo; từ Mỹ, qua Úc, và bây giờ là quốc gia một ngàn lẻ một đảo Philippines.

Tôi mở mắt ra! Nguyện đường Thánh Linh của trường đại học đèn cung thánh vẫn tối mờ mờ. Trên cung thánh, Chúa Thánh Thể vẫn đứng đó trìu mến nhìn tôi… Giờ Chầu Thánh Thể vẫn đang chầm chậm trôi qua.

Tôi nhắm mắt! Tôi vẫn trầm mình với Lời Thiền Kinh!

Lời Kinh Chia Trí
Lần đó, em, tu sĩ, bước vào văn phòng của tôi, mặt buồn thiu. Em chào tôi, rồi buông mình, rớt xuống ghế. Em bình thường rạng rỡ vui tươi, bởi em nói, “Con phải là một tu sĩ cười tươi, bởi con đang đại diện Đức Giêsu.” Nhưng hôm nay, rõ ràng em không vui. Nụ cười thường nhật vắng bóng trên khuôn mặt.

Thấy em, tôi đóng lại những trang sách, mở miệng hỏi thăm, nửa đùa nửa thật,
— Khỏe không? Sao hôm nay mặt lại…hầm hầm giống như thù cha chưa trả vậy hả?

Nhìn em, tôi e dè nói tiếp,
— Đừng nói với cha, con quyết định ngưng, thôi không đại diện Đức Kitô nữa nhé!

Em uể oải, nhìn tôi, không nói chi! Tôi vẫn yên lặng, kiên nhẫn đợi chờ! Cuối cùng em cũng bật miệng nói,
— Cha ơi! Con thường xuyên chia trí trong giờ kinh nguyện. Con thấy con khó khăn tập trung tư tưởng trong giờ kinh Phụng Vụ. Trong thánh lễ, óc con lang man, tản mạng khắp nơi. Con nghĩ nhiều về mẹ con giờ này đang ốm nặng. Giờ Chầu Thánh Thể tối hôm qua, con ngồi đó trước mặt Chúa Thánh Thể, nhưng tâm hồn nghĩ về bài thi Lớp Tân Ước sáng hôm nay. Bài thi đầu tiên, con bị điểm D. Con mà ăn D nữa, chắc con về nhà, lấy vợ!…

Em nhìn tôi, mắt đỏ hoe hoe,
— Từ bao lâu rồi! Giờ kinh nguyện của con cũng là giờ con chia trí… Con thấy mình không xứng đáng với đời sống hiến dâng.

À! Bây giờ tôi đã hiểu tại sao em mất đi nét vui thường nhật!

Ơi em! Người tu sĩ thánh thiện của Chúa. Ai trong chúng ta chưa một lần trải qua những Lời Kinh Chia Trí. Ngay cả những vị thánh có tên trong sổ bộ các thánh, cha không nghĩ các ngài chưa bao giờ kinh nghiệm ít ra một lần (hoặc rất nhiều lần) những Lời Kinh Chia Trí.

Riêng tôi, tôi biết mình cũng đã bao nhiêu lần dâng lên thiên đàng những Lời Kinh Chia Trí. Giờ kinh Phụng Vụ sáng, giờ Chầu Thánh Thể, giờ kinh Phụng Vụ tối, tôi chia trí dài dài. Trong thánh lễ, tôi thấy mình đứng đó, miệng đọc Bài Phúc Âm, nhưng đầu óc nghĩ về bài giảng tôi chuẩn bị chia sẻ với cộng đoàn Dân Chúa. Tối tối, tay tôi lần tràng hạt, miệng đọc nho nhỏ Lời Kinh Mân Côi, nhưng hồn tôi đang ở một nơi khác, tôi nghĩ nhiều về những bực dọc đã trải nghiệm trong ngày. Tâm trí tôi hướng về một khoảng thời gian đã trôi vào trong quá khứ, những lời đã thốt ra từ cửa miệng, giờ không còn lấy lại được nữa! Chia trí! Vâng, tôi biết mình chia trí, nhưng tôi vẫn đọc những lời kinh Phụng Vụ sáng khi bình minh buông rơi bên khung cửa, lời kinh Phụng Vụ chiều khi màn đêm chuẩn bị buông rơi. Chia trí, nhưng tôi thấy mình vẫn giơ cao Sách Phúc Âm, miệng tuyên xưng, “Tin Mừng của Chúa.”

Nhìn em, tôi dừng lại những dòng chia sẻ với người tu sĩ trẻ tuổi. Tôi chia sẻ với em hành trình đức tin của riêng tôi,
— Chia trí, nhưng cha vẫn bước tới với những Lời Kinh Mân Côi, tay vẫn đều đặn lần những hột chuỗi. Chia trí, nhưng cha vẫn miên man với những Lời Kinh Chia Trí. Trên hết tất cả, cha vẫn ước muốn dâng những lời kinh lên Thiên Chúa!

Lời Kinh Ngủ Gật
Nghe lọt tai những dòng chia sẻ của tôi, em mặt rõ ràng vui tươi hơn. Em tiếp nối dòng tư tưởng,
— Nhưng, cha ơi! Giờ Chầu Thánh Thể trong nhà dòng, con vẫn hay ngủ gật. Con ngồi đó, trước mặt Chúa Thánh Thể, nhưng mắt con nhắm chặt lại, ngủ gật nguyên cả một giờ chầu!

Tôi phản ứng liền, nửa đùa nửa thật,
— Bingo! Chào mừng con đặt chân tới trái đất, một thế giới không phải thế giới ảo!

Tôi nói tiếp,
— Nếu con ngủ gật, con phải cám ơn Chúa, bởi con còn ngủ được. Ông bà mình hay nói, “Ăn được, ngủ được, là tiên. Không ăn, không ngủ, mất tiền, thêm lo!”

Nhìn tôi, ánh mắt em rõ ràng lộ vẻ ngạc nhiên,
— Cha ơi, vậy ngủ gật trong giờ Chầu Thánh Thể, không phải là tội hay sao?

Tôi lắc đầu, nói ngay,
— Không! Cha không nói chuyện tội hay không tội! Cha chỉ muốn nói nếu con ngủ gật trong giờ Chầu Thánh Thể, con nên dâng lời tạ ơn Chúa, bởi sức khỏe con còn sung mãn, hơi thở con còn thơm tho, con năng lực còn tràn đầy trong thể xác.

Tôi kể em nghe bài thơ của một tác giả tôi không còn nhớ tên, thuả nhỏ tôi đã đọc được trên một trang sách. Thi sĩ đó viết một bài thơ diễn tả một em bé ngủ gật trong giờ kinh. Thi sĩ nói, khi em ngủ gật trên những trang kinh đang mở rộng trước mặt, giây phút đó, ngàn vạn thiên thần dừng lại những cung đàn, nhìn xuống trần gian, cười tươi với em bé đang ngủ gật trên những trang kinh. Tôi nói với em Chúa nhìn tâm hồn con người! Chúa biết em mệt bởi nguyên một buổi sáng em ở trong thư viện viết luận án, nguyên một buổi chiều em lái xe ngược xuôi chia sẻ bánh mì tới người vô gia cư, về tới nhà dòng em tới phiên vô nhà bếp nấu cơm cho hai mươi mấy tu sĩ ăn tối… Em mệt nhoài! Nhưng em vẫn bước tới nhà nguyện bởi em không muốn Chúa một mình bơ vơ. Em mệt, nhưng em nhớ Chúa, em muốn chiêm ngắm thánh nhan Ngài. Em mệt, nhưng em muốn dâng Lời Tâm Kinh tạ ơn Chúa cho ơn gọi tu sĩ hạnh phúc của riêng em… Em mệt, em ngủ gật trong khi đang dâng lên Chúa lời kinh… Giây phút em ngủ gật trong khi đang dâng lên Chúa Thánh Thể những Lời Tâm Kinh, cả thiên đàng và đất thấp đều dừng lại để chiêm ngắm em, tu sĩ ngủ gật với những Lời Tâm Kinh.

Lời Thư Kinh
Lần đó, đứng trong văn phòng của tôi, em đọc quyển sách có đăng một bài bình luận tôi viết. Em buông lời nhận xét,
— Con thấy cha thích viết…

Tôi thiếu điều muốn phá ra cười bởi chữ “thích” em sử dụng. Trần gian thiên hạ ai cũng thích tiền tài, quyền uy, chứ có ai thích viết, chẳng trách chi người Việt Nam có câu, “Văn chương hạ giới rẻ như bèo!”

Nhưng nếu em hỏi tôi, cha thích cái gì. Tôi sẽ trả lời tôi thích câu chuyện người đàn bà góa trong Tin Mừng Mark 12:41-44. Thấy thiên hạ nhà giàu loảng xoảng dâng vào thùng tiền cúng của đền thờ Jerusalem những đồng tiền sang trọng, Đức Giêsu chỉ yên lặng đứng đó nhìn. Tới phiên người đàn bà góa nghèo, bà ta dâng lên thiên đàng 2 xu, chẳng có giá trị gì! Nhưng thật là bất ngờ, Đức Giêsu cất tiếng khen người đàn bà góa, bởi, theo như Đức Giêsu, bà ta đã dâng lên Thiên Chúa tất cả những gì bà ta có… Một câu chuyện tuyệt vời!

Thiên đàng cho tôi 2 xu nho nhỏ, tôi sử dụng ngòi bút để viết lên những lời kinh trên những trang giấy trắng tinh. Tất cả những tư tưởng nẩy mầm, rồi bật dậy trong đầu, tôi giữ lại và mang hết xuống trang giấy, tôi gọi Lời Thư Kinh. Những Lời Thư Kinh tôi viết, dù là truyện ngắn hay đoản văn đều là những lời kinh, tôi ca ngợi tình Trời bao la. Tất cả những Lời Thư Kinh tôi viết đều là lời kinh tạ ơn; tạ ơn bởi tôi đã được sinh ra làm người, và trên hết tất cả, làm tu sĩ truyền giáo. Tất cả những Lời Thư Kinh tôi đã viết, không phải của tôi, tác giả là Thiên Chúa. Tôi chỉ là cây bút nho nhỏ, Ngài sử dụng để viết Lời Thư Kinh ca ngợi tình trời dành cho đất thấp thiên đàng!

Tôi nói với em, bởi yêu mến Lời Thư Kinh, tôi viết!

Em le lưỡi, lắc đầu,
— Con không có 2 xu của bà góa để viết và cầu nguyện với Lời Thư Kinh!

Tôi chép miệng,
— Thì con cầu nguyện với Lời Kinh Mân Côi và Lời Tâm Kinh. Dễ mà!

Lời Kinh Kinh Điển
Lần đó, em ghé vào thăm tôi đang công tác ở vùng sa mạc. Nguyên cả một ngày, tôi mang em tới những nhà thờ Thổ dân họ lẻ tham dự thánh lễ sa mạc. Buổi tối cùng ngày, tôi và em ngồi nói chuyện tới khi tiếng gà gáy sớm tinh mơ len lỏi qua khung cửa sổ vang vang báo hiệu trời đã quá khuya! Tôi và em ngáp ngắn ngáp dài, đi ngủ vào lúc gần 1 giờ sáng. Sáng, 6 giờ, tôi thức dậy. Với những bước chân khập khễnh đi vào nhà bếp, qua khung cửa tôi nhìn thấy em đang ngồi ngoài sân một mình, trang kinh Phụng Vụ buổi sáng mở rộng, em đang dâng lên thiên đàng những lời kinh. Nhìn em đọc kinh sáng, tôi thấy em thánh thiện! Tôi thật sự cảm phục bởi thấy em sau một ngày mệt nhoài với những thánh lễ liên tục tại những giáo xứ họ lẻ, tối, tôi với em thức khuya, rồi em dậy sớm, nhưng vẫn thiết tha với những lời kinh. Hồn tôi vui, bởi biết nhân gian đói khát Lời Chúa cần nhiều bàn tay phục vụ của tu sĩ thánh thiện và trung thành với lời kinh như em. Đồng hành với em mấy ngày, tôi với em chia sẻ nhiều về ơn gọi, về niềm tin của thời đại siêu điện toán, những khó khăn trong đời sống tu sĩ…

Sau mấy ngày sinh hoạt trong sa mạc, em từ giã đất đỏ hoang địa của Úc Châu. Buổi tối cùng ngày, em gọi điện thoại báo tôi biết em đã về nhà bình an. Tôi hỏi em đang làm gì? Em nói em mới đọc xong những Lời Kinh Mân Côi. Tôi nghĩ tôi và em giống nhau, cả hai cùng mê Kinh Mân Côi, Lời Kinh Kinh Điển.

Tôi giải thích với em Lời Kinh Kinh Điển là những lời kinh Giáo hội soạn thảo viết ra từ bao lâu nay. Kinh Phụng Vụ, Kinh Mân Côi, Tam Kinh: Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Sáng Danh, là Lời Kinh Kinh Điển. Thánh Lễ Misa là Thánh Lễ của những Lời Kinh Kinh Điển. Linh Mục đại diện cộng đoàn Dân Chúa dâng lên Chúa Cha những lời kinh truyền thống của người Công Giáo. Vào những lúc tôi trống rỗng, mệt mỏi, tôi dâng lên thiên đàng những Lời Kinh Kinh Điển. Trong tất cả những Lời Kinh Kinh Điển, tôi yêu mến đặc biệt Kinh Lạy Cha, tôi gọi Thiên Kinh, lời kinh đã được chính Con Trời dạy các môn đệ.

 Mời Em, Ảnh NTT

Mời EM
Lần đó, tôi kể với em câu chuyện “kinh điển” về một tu sĩ trẻ tuổi, hôm đó, ghé vào văn phòng Cha Bề trên xin hoàn tục. Cha Bề trên không nói chi, ngài chỉ hỏi lại vị tu sĩ một câu hỏi ngắn, “Con đã bỏ cầu nguyện từ bao lâu rồi?”

Tôi nói với em tôi không phải là một tu sĩ thánh thiện. Vâng, tôi là tu sĩ. Nhưng, tôi không phải là người thánh thiện. Sáng hôm đó, em dậy sớm đọc những trang kinh. Nhưng cũng buổi sáng hôm đó, tôi dậy sớm chỉ để đi ra nhà bếp kiếm một ly café. Bởi thế tôi mới có dịp nhìn thấy em đang mê man những Lời Kinh Kinh Điển. Tôi cố gắng rất nhiều để sống thánh thiện, nhưng tôi thấy mình vẫn thất bại. Vâng, tôi thất bại! Nhưng trong một ngày, tôi vẫn dâng lên thiên đàng những lời kinh, Lời Kinh Mân Côi, Lời Tâm Kinh, Lời Thiền Kinh, Lời Thư Kinh, Lời Kinh Kinh Điển, và ngay cả Lời Kinh Chia Trí cũng như Lời Kinh Ngủ Gật! Từ bao lâu rồi vẫn thiết tha với tất cả những lời kinh.

Tôi nhìn em! Lần này tôi nói,
— Cầu nguyện trong ý nghĩa căn bản là nói chuyện với Chúa! Cầu nguyện cũng là giây phút mình dâng lên thiên cung những Lời Kinh Kinh Điển.

Em mến,
Tất cả những lời kinh, ngay cả những Lời Kinh Chia Trí và Lời Kinh Ngủ Gật đều bay cao lên tới thiên đàng. Khi đó, cửa trời mở ra, tất cả những lời kinh tựa như hương thơm bay cao vươn tới thiên nhan. Và Chúa trên trời cúi xuống, nhận vào lòng những lời kinh thật thà của em.

Mời em bước vào nguyện đường, hay một nơi của riêng em, để dâng lên Thiên Chúa những lời kinh thật thà!


Michael Nguyen, SVD
Authentic Prayers!


On that day, in the morning, you unexpectedly drop by my office. Having greeted me with your farmiliar biblical greetings: “Shalom,” you, for reasons that I am not aware of, sigh then express yourself at once,
— Father! Please help me! I cannot keep it to my self anymore… I have to share with you this…

Putting the book aside, I show my compassionate face and patiently pose a question to him,
— Yes, young man! What is happening?

Just as if the traffic light suddenly turns to green, my response obviously causes you promptly to push your foot to the gas pedal of the car,
— Father! I often get distracted during the Eucharist! I even fell asleep during the Adoration hour…

You scratch your hair and sigh again,
— I am not really sure how to pray… I meant which will be the correct way to pray to God!…

You are obviously in your sharing mood, for you keep throwing out your many thoughts to the table; but, unexpectedly, you change the subject of the topic by a statement,
— You are a priest…

Out of a sudden, you pause for one moment, staring at me and saying nothing!

Oh, dear! How much I love the moment out of the blue you become silent (deadly silent), so silent that everyone can hear a pin drop. Why do you stop in the middle of your saying? Why are you saying nothing anymore? Well! I suspect there must be at least a reason to explain for your sudden mode from activeness to quiescence! Anyway, after being hesitated for a moment, you appear as being more careful in verbalizing your words,
— …You are a priest! You must know how to pray.

Bingo! It is my turn to be transformed into a statue of salt like Lot’s wife! You and I both become quiet, so quiet that I can hear the sound of my heavy breath and feel the muscles on my stiff shoulder moving. Suddenly, I behave like a defendant in a court where Jesus, the sole judge, who is posing to me a similar question, “You are a priest. Do you know how to pray?”

I quietly observe my shadow, cast by the morning sunlight through the window in my office. I see my own shadow falling un-distortedly along on my own journey of faith.

The Rosary Prayer
In my childhood and teen years, I was taught by my parents the Rosary prayer. Up to now, still I see myself praying through the Rosary at night when the evening sky is about to cover all the houses in the city, at dawn when the first ray of the sunlight is about to touch the window of my room, and above all, I recall, when my tiny refugee boat was drifting along the stormy ocean. At the moment I anxiously face a dead-end road, I see myself fervently praying the Rosary: the Joyful Mystery, the Sorrowful Mystery, the Glorious Mystery, and recently the Luminious Mystery.

I prefer to praying the Rosary, because this sort of prayer has been a part of my life, a virtue that has been ingrained in my blood. In the morning or at night, while holding the Rosary beads, I mediate on the Rosary mysteries. Through the Rosary, I mull over the mystery of the heavenly love for the lowly earth and the meaning of my own life.

During the Novitiate year, almost every night I prayed to God through the Rosary. I particularly loved the Joyful Mystery, “The Third mystery: Mary gives birth to Jesus in the manger. We ask for being poor in spirit.”

I believe no one likes to be poor. All human beings on the earth love or desire to be rich or millionaires or billionaires! To be more accurate, everybody, particularly the princess or the prince, prefers to wear the best attires and enjoy luxurious meals. Nevertheless, the Prince Jesus chose to be born in penury. At the very end of his life, God’s Son was unfortunately buried in a tomb that did not really belong to him. In three years of preaching the Good News, literally and symbolically speaking, he chose to be with the lowly in society! Oh! How much I love the Prince Jesus, a perfect model for me to look up and to learn from.

Keeping reflected on the meaning of poverty, I also thought of St. Francis of Assisi, a son of a noble family, a young, talented and famous knight, who had engaged to a beautiful lady. However, due to his passionate love for Jesus, the young man renounced everything. And the richest man in Assisi became the most famous beggar in all ages.

During my Novitiate year, I fervently meditated on the Joyful Mystery, the Third mystery. I ruminated about my future life. If I kept walking with the SVDs, I would also become a beggar (I usually call myself: a mendicant monk), a homeless. Wherever I would be sent to in the future, that place would be called home. Due to the religious vow of poverty, I would also possess nothing for myself. I had asked myself honestly if I could live the vow of poverty for the rest of my life, which in turn triggered me to ponder on the meaning of the vow of chastity. Oh, dear! In the entire year of the Novitiate, I prayed strenuously through the Third Joyful Mystery, “Mary gives birth to Jesus. We ask for being poor in spirit…”

16 years later! Since I re-pitch my tent in the Philippines, I change my Rosary taste! I commence to love The Luminous Mystery. Almost every night, I see myself pondering on the Lumilous Mystery, “The Second Mystery: Jesus transforms the water into the best wine in the Cana wedding.”

The wine has the fermented stuff that makes people merry. Having been absorbed into the blood, the wine changes the color of the drinker’s face into cherry pink. Similarly, the religious wine I imbue triggers me to love my religious life with a passion. The religious wine causes me to love unconditionally all the sisters and brothers whom I am sent to for serving. The religious wine I consume makes me fall in love with my daily Rosary prayer. When the evening is drawing near or when the new dawn appears on the horizon, I see myself walking on the paths in the SVD seminary or back and forth in my little room for the Rosary prayer. While my fingers are slowly moving between the Rosary beads and my mouth is reciting the prayer, I think a lot about my own religious wine. I had experienced the moments my religious wine completely evaporated! When this unfortunate phenomenon took place, I became careless of my own religious life and lazy with my daily prayer. When the religious wine runs out on the table, I run to our lady, Santa Mary, asking her to plead with her Son, so my own religious wine will be poured out all the way to the brim of my inner being.

Oh! I know how much I love the Rosary Prayer!


Hearted Prayers
In the SVD Novitiate, I also learnt about the Hearted Prayer, because it is formulated by one own heart. I pray the Hearted Prayer by sharing with God my own joy and also sadness, success and also failure, forgiveness and also anger. While praying, any thoughts or words are popped up in my mind, I offer them all to heaven. Just like as orphan child, I run to God and share with Him all of my concerns. I offer the Hearted Prayer to God at late evening, when I returned to my room after spending a whole day working for the Aboriginal Australians in the desert. When I nervously faced an unknown future; when I was fuddled with several unresolved issues in an SVD parish! At these moments, I saw myself vigorously offering to heaven the Hearted Prayers.

That time, from Sydney, Australia I flew to the little town Steyl, Holland, where the Society of Divine Word was brought forth in September, 1875. While in the town, I frequently spent quiet times in St. Michael Chapel of the Society, where the sarcophagus of St. Arnold Janssen, the Founder of the SVD, is placed. When the sun disappeared into the horizon, I sit next to the founder, asking him to intercede for me to live a more enthusiastic mission life; I also asked him to accompany and comfort me while I experienced the challenges on my pilgrimage. Sitting on the wooden bench, I closed my eyes and immersed myself deeply in the Hearted Prayer to the Founder.

Besides the SVD congregation, St. Arnold also founded two more religious congregations for women: The Holy Spirit Sisters and The Adoration Sisters. The Adoration Sisters live their religious lives in the cloisters. Day and night they offer their prayers to Jesus in the Blessed Sacrament for all the members of the Society of the Divine Word and the Holy Spirit Sisters throughout the world. The convent of the Adoration Sisters in Steyl is only about one mile away from St. Michael Mission House of the SVD. In the morning I often paid a visit to the chapel of the Adoration Sisters and offered the Hearted Prayer in harmony with the prayer of the Adoration sister who was in her pink habit and on her knees in front of the Blessed Sacrament. Being in one in spirit with the sister, I offered my Hearted Prayer for the sister who was praying for me, a member of the Arnoldus family. Again, I closed my eyes, breathed deeply into my lungs the fresh air of the little town Steyl. During these quiet moments, I recall countless prayers of the pink sisters over in the world who have kept adoration day and night before the Blessed Sacrament for all members of the Arnodus family. I recall there was a time in Australian desert I faced so many obstacles that I often shed tears. I had actually contemplated on quitting plans! However, miraculously I passed through an arduous chapter in my life! What a miracle! While meditating in the chapel of Adoration Sisters in Steyl, I was able to figure out the reason that enabled me to have moved on with my own mission journey. The pink sister who was on her knees in front of me was one of the many reasons. Oh! What a heavenly blessing!

“Dear Sister! I am praying for you as you are also praying for me. Heaps of thanks to you, Sr., because of your countless prayers, I receive enough grace to move on with my missionary life.”

My Hearted Prayer, just like incense, kept rising up to heaven for the pink Sister who was on her knees praying in front of Jesus in the Blessed Sacrament.

That time, you accompanied me to Tắc Sậy, Vietnam. We departed Saigon around 9pm through a Phương Trang bed-bus. You let me lie in a bed by window, you said, so I could enjoy the many scenes of the cities and abundant landscapes along the pilgrimage; and you took for yourself one of the beds in the rear.

At 4 am of the next day, we arrived in Tắc Sậy. The bus stopped in front of a coffee shop to drop you and me off. We washed our sleepy faces off in the coffee shop. Echoed in the early sky of Tắc Sậy was a lonely rooster’s crow. While waiting for the time when the church would open the gates, you and I sat down in the shop to enjoy our cups of Vietnamese coffee whose excellent fragrance and taste really woke me up from my slumber.

I saw Fr. Trương Bửu Diệp’s photos in many houses of the overseas Vietnamese people. At first, I thought the photo was the Yến Bái’s hero: Nguyễn Thái Học, who had a similar mustache, flat hair and also square face. Fr. Diệp, a person who lived a consecrated life. Fr. Diệp, a person who was willing to die for the sheep entrusted to his care. His body is currently rested in the church yard of Tắc Sậy church.

At 5am, the church gates opened. I walked all the way to Fr. Diệp’s tomb. I then sit against a pillar and offered to God my thanksgiving prayer, for from a very far distance, God had brought me safely to Tắc Sậy Church. It was for a first time, I had an opportunity to breath into my lungs the fresh air of an early morning in the far south Vietnam: Cà Mau. I recall on a day in October, 1982, I bid farewell to Saigon for a long journey to the other far south Vietnam: Kiên Giang. I thanked God who embraced, accompanied and guided my wooden boat to Marang, Malaysia after being drifted along the roaring waves for four days. From the moment the boat landed in Malaysia, I was infused by heaven with a new spirit; I have been ontologically transformed into a new being; I later become an SVD missionary. In June 1, 2002, I entered into the sanctuary of the Holy Spirit Chapel in Techny for the ordination to priesthood. Since that, I have tasted bitter as well as sweet fruits! And yet, still I move forward with indefatigable as well as lethargic missionary footsteps.

In front of Fr. Diệp’s tomb, my Hearted Prayers kept rising to heaven. I asked him to pray for me to be perseverance with my own religious life.

I heard the sound as if someone were gently walking on the floor. Opening my eyes, I saw you coming toward me. Waiting for you to sit down next to me, I asked you,
— Do you have any intentions to Fr. Diệp?

I gave you a burning incense stick scented with the fragrance,
— If you like, you can close your eyes, then offer to Fr. Diệp all intentions you’d like him to pray for you.

While you were fervently in your own Hearted Prayer, I also closed my eyes, being in one spirit with you through my own Hearted Prayer. I prayed that the heaven gates opened to accept both your own and my Hearted Prayers through Fr. Trương Bửu Diệp’s intercession.

The crows of a few roosters again echoed in Tắc Sậy’s sky. The first rays of the sunlight of a gentle morning in the far south Vietnam gradually touched the top of the church’s bell tower. You and I were still immersed ourselves deeply in our Hearted Prayes in front of Fr. Diệp’s tomb.


Meditative Prayers
You asked,
— Has your mind ever been vacuous while praying? I mean you run out of what you’d like to say in your prayer…

I smile, nod my head, and sincerely confess,
— Well! Those moments are not rare in my prayer life!

During the minutes that my mind fails to formulate or recite a prayer, either a Hearted or Rosary Prayer; “you know what I normally do,” well, I embrace my vacuous mind. And yet still I sit there, being fully aware that I have nothing more to say.

The Divine Word Institute of Mission Studies (DWIMS), the school I am currently assigned to for a dream, is adjacent to the Divine Word Seminary of Theology, Tagaytay. Every Monday night, I join the SVDs and the scholastics for the Adoration hour in the Holy Spirit Chapel. There were times during the holy hour I was fully aware that my mind was totally emptied. And yet I sit on the bench while closing my eyes. I relaxed the muscles on my body, neck and back. Placing two hands on my thighs, I payed attention to the air which was saturated in my lungs. I breathed all the way in the holy air in the chapel. I breathed all the way out the sadness which had been stored up for a long time in the depth of my soul. Again I breathed deeply into my body the fresh air of the sky while concentrating on the gentle touch of the precious air to the tiny cells of my lungs. I then breathed out all the anger frozen like ice cubes.

I recently allowed my mind to be pondering on the moment the breath of life was flowing into my nostrils. I ruminated about the moment I, a tiny fertilized egg, burst into life in my mother’s womb. I quickly grew up from a tiny embryo into a human fetus. Her flesh became my flesh. For 9 months and 10 days, I breathed the breath of my mother, felt sad and also joyful in accord with her sadness and joy. On behalf of God, my mother embraced me dearly in her womb. My mother, who is faithful to her prayers, day and night praying in front of the crucifix for her children, grandchildren and grand-grand children!

Due to her constant prayers for me, still I enthusiastically set foot to different missionary posts in America, Australia and currently the Philippines.

I open my eyes! The Holy Spirit chapel of the seminary is still flickering with a few lights from the candles on the altar. On the sanctuary, Jesus in the Blessed Sacrament is still gazing on me… The holy hour is slowly elapsing.

I close my eyes! Again I immerse myself deeply into the Meditative Prayer!

Distracting Prayers
You, a religious, step in to my office with a depressed face. You greet me and then drop your body off on the chair. Normally you appear with a delighted face, for you believe, “I must be a smiling religious, for I represent Jesus Christ.” But obviously today you are not happy. The smiling is evaporated on your face. Having seen you sitting on the chair in my office motionlessly, I put aside the book then greet you,
— How are you? Why do you carry with you a sad face just as if you haven’t had a chance to assassinate the one who slaughtered your father?

Looking at you again, I reluctantly continue to express my thought,
— Don’t tell me, you decide not to represent Jesus anymore!

You appear not in good mood; thus, you remain silent! I decide not to say nothing more, but patiently await the right moment! Finally you open your mouth expressing your thoughts,
— Father! I am often being distracted in my prayers. I hardly focus on my Liturgy Prayers. During the Eucharist, my mind is wandering off to somewhere else. I am very often distracted during the Eucharist because of my ailing mother. Last night, during the Adoration hour, I was in the Chapel, in front of the Blessed Sacrament, but my mind had been occupied with the New Testament exam I took this morning. The very first exam, I received a D. If I received a D again, I guess I will go home… for a marriage life!...

You look at me, your eyes begin filling with tears,
— It has been a long time that the hour I pray is also the hour I become distracted… I don’t think I am fitting to the consecrated life.

Yes! I now understand why suddenly you lose your normal cheerful manner!

Oh my dear, the holy religious of God! Who among us never experience the Distracting Prayer. Even all the saints venerated on the Saint Day, I don’t think they never encountered at least one time (or perhaps countless times) the Distracting Prayer.

I, I am fully aware that many times I offer to heaven my own Distracting Prayers too. During the Liturgy Hours in the morning and also in the evening, I lose focus on what I am reading. During the celebration of the Eucharist, I stand next to the podium while proclaiming the Good News, and yet my mind is wandering off with the homily I am going share with the congregation. At night my fingers move between the Rosary beads and yet I think about the unpleasant incidents I had encountered in the day.

My mind relates to the times that had elapsed, the words I had spoken which I could not retract them anymore! Distracted! Yes, I know I am distracted, but still I continue to pray with my Morning and Evening Prayer. Distracted! But still I raise the Book of Good News, proclaiming, “The Good News of the Lord!”

I stop expressing my thoughts to the young religious and finally come to the conclusion,
— Distracted! And yet I keep reciting the Rosary Prayer, my fingers still count the beads. Distracted! But I still pray.

Sleeping Prayers
Having listened to my opinion in related to your concern, you regain your cheerful attitude. You continue your thoughts,
— But during the Adoration hour in my seminary, I fall at sleep quite often. I sit on the chair in front of the Blessed Sacrament, but I completely close my eye and sleep during the entire Adoration hour!

Half joke half serious, I react at once,
— Bingo! Welcome you to the earth, the real world, not the cyberspace.

I keep stating my stance,
— If you fall at sleep, you have to give thanks to God, because you can sleep well. Our ancestors say, “Only fairies can sleep well and have good appetite! Cannot sleep, cannot eat, losing money and gaining more anxiety!”

You become surprised,
— Father! So it is not a sin if falling at sleep during the Adoration hour…

Shaking my head, I say at once,
— No! I am not talking about sin! I only want to tell you that if you are falling at sleep while attending the hour, you are still young…

I share with you a poem, whose author’s name I forgot. This poem I read when I was a teen. The poem is about a child who slept in her prayer. The poet believes that while the child is falling at sleep, thousand angels in heaven seize the moment, stop playing music, look at the child and lovingly smile at her. I myself believe that God sees us through our hearts. God knows you love Him, so you come to the chapel for the Adoration. God also knows you are exhausted after writing the second chapter of your thesis for a whole morning in the library, in the afternoon you drove the car to deliver loaves of bread to the homeless in many shelters for the homeless in the city; after you finished your mission assignment, you returned to the community for cooking dinner for more than members of the community. Eventually you were exhausted, but still you walked to the chapel because you didn’t want God in the Blessed Sacrament to be unattended. Being exhausted, but you miss God, you desire to gaze on God’s countenance. Being exhausted, but you’d like to offer your thanksgiving prayers to God for your own joyful religious life. Being exhausted, you fall at sleep in your own prayer.

My young brother, please, listen to me! The moment you sleep while praying, heaven and the earth seize the moment to gaze at you, the religious who is falling into a deep sleep while praying with his own Hearted Prayer.

"Paper" Prayers
Standing next to the book case in my office, you take a book that printed one of my essays then give out a comment,
— You like writing. I can tell…

I almost want to burst into laughter because of your word “like.” Come on! Be serious! People like money and authority; no one likes writing; no wonder the Vietnamese people have a famous saying, “The literature on earth is cheap like the little water hyacinth!”

However, if you ask me, “What do you like?” Honestly, I will tell you I like the story of the poor widow in Mark 12:41-44. Having observed the rich people who threw wads of money into the Temple’s treasure, Jesus remained silent. However, when the poor widow offered her two coins, which worth nothing! Surprisingly, Jesus praised the widow in public, for, according to him, she had offered to God all she possessed for her living. What beautiful story!

Heaven grants me two insignificant coins; and I use these two as a pen to compose prayers on the papers. All the thoughts popped up in my mind, I transform them into the words, which I call the Paper Prayers! All the Prayers I have composed, either short stories or essays, are the prayers in which I praise the infinite love from heaven. All the "Paper" Prayers I compose are the Thanksgiving prayers; for I was born to be a human being, and above all, to be a mendicant missionary. The real author of the "Paper" Prayers I compose is not me but God. I am used by God as a pen through which God’s love for humanity is praised.

I share with you, due to my "Paper" Prayers, I am seen by some as a writer!

You shrink your shoulder,
— Well! I am not granted the two coins of the poor widow, so I cannot pray through the "Paper" Prayers…

I conclude our chat,
— Well! So, please, pray through the Rosary and Hearted prayer!

Classic Prayers
You come all the way to the Australian desert to visit me. For a whole day, I bring you along for the celebrations of the Eucharist to the Indigenous Catholics in rural areas. In the evening, you and I stay up late for a deep conversation until the first crow of a rooster penetrates through the window of my room. We then say, “Good night,” for it is late.

At 6pm, I wake up. While staggering through the dining room into the kitchen, through the window I see you sitting alone on the balcony: you are praying the Morning Prayer. You at that moment appear to me so holy, just like an angel of the Lord. I am deeply touched seeing you being faithful to your morning prayer even after being exhausted due to many activities the day before and our long and late conversation at night. Actually I am delighted, for I believe the hungry world needs many holy and faithful religious like you. For a few days being together, you and I share a lot about religious call, faith in post-modern era, and the challenges in the religious lives…

After a few days of being together in the desert, your depart the Red Central of Australia. On the evening of the same day, you call me, informing me of your safely arrival.

I ask, “Holy man! What are you doing?” You say, “I am not holy! Anyway! I just finished my Rosary prayer.”

I nod my head, saying, “I see!”

I guess you and I share the similar habit, for we both love the Rosary Prayer, the Classic Prayer.

I explain to you that in my own vocabulary the Classic Prayers are the prayers which have been formulated by the Church. The Liturgy of the Hours, the Rosary Prayer, the Three Prayers: Our Father, Hail Mary, and the Glory, are the Classic Prayers. The Eucharist consists of many Classic Prayers. During the Mass, on behaft of the congregation, the presiding priest offers to God many Classic Prayers of the Christians. Among the Classic Prayers, I love the “Our Father,” which I call Heavenly Prayer, for it is a prayer that Jesus himself taught his disciples.

The Invitation to YOU!
I share with you a classic narrative about a young religious who come to see his superior asking for a permission to annul his religious vows. Having listened to his plea, the superior father then responses with a rather simple question, “For how long have you abandoned your daily prayers?”

I tell you that honestly, I am not a holy religious. Yes, I am a religious. No, I am not a holy one. On that early morning, you woke up early for your morning prayer. Unfortunately, on that same morning, I also woke up early but rather for a cup of coffee. Hence, I witnessed you being ardently faithful in your Classic Prayer. Yes, I strive to live a holy religious life, and yet I still see myself failing to be holy. Yes, I fail! But in the span of a single day, still I lift up to heaven copious prayers: the Rosary Prayer, the Hearted Prayer, the Meditative Prayer, the "Paper" Prayer, the Classic Prayer, and even the Distracting Prayer and the Sleeping Prayer! Since the Novitiate year, I have committed to my own prayer life through all these prayers.

I look at you again! This time I suggest,
— Prayer in its simple definition is to have a conversation with God! Praying also means to offer to heaven all the Classic Prayer.

My dear,
All forms of prayers, even the Distracting and Sleeping prayers, fly up to heaven. As the incense rising to God’s face, they all touch divine countenance. And God bends over to embrace your authentic prayers.

Please, come to the chapel or a place of your own, so you can offer to God your authentic prayers!

Michael Nguyen, SVD









Comments

Popular Posts